Báo giá/Hợp tác

Các vấn đề về tâm lý có thể gặp phải sau chẩn đoán ung thư vú và cách đối phó

13/09/2024
Lượt xem: 54
Nhắc đến chữa trị ung thư vú, đa phần chúng ta đều nghĩ đến các phương pháp như phẫu thuật, hóa trị hay xạ trị. Nhưng theo số liệu được Viện Ung thư Quốc Gia chia sẻ, có tới 82% người bệnh yêu cầu được tư vấn tâm lý trong suốt quá trình điều trị. Sau chẩn đoán ung thư vú, có những tác động tâm lý nào mà người bệnh cần đối mặt và cách giải quyết ra sao? Cùng trung tâm phục hồi hệ bạch huyết Mani Healing Care tìm hiểu ngay qua bài viết sau!

Các vấn đề về tâm lý có thể gặp phải sau chẩn đoán ung thư 

Với đa số bệnh nhân, ung thư vú thường sẽ có tác động rất lớn tới cuộc đời của họ. Đặc biệt, khoảnh khắc nhận chẩn đoán ung thư, tất cả dường như sụp đổ và tương lai chỉ còn là một màu xám xịt! Đứng trước tin “sét đánh” này, mỗi người bệnh sẽ lại có những cách phản ứng khác nhau nhưng hầu hết đều trải qua một quá trình biến đổi tâm lý phức tạp, cụ thể: 

  • Bất ngờ vì đây là một cú sốc lớn sau đó tự lừa dối bản thân, không tin vào sự thật 
  • Phẫn nộ và đặt ra câu hỏi “Tại sao lại là tôi?”
  • Lo lắng, sợ hãi về sức khỏe và tương lai phía trước
  • Suy nhược cơ thể và gặp phải tình trạng như đau đầu, tức ngực, khó thở
  • Xem mình là gánh nặng, cảm thấy có lỗi với người thân
  • Trầm cảm, nghĩ về cái chết và mất hết hy vọng sống 

Người bệnh ung thư thường sẽ có cảm giác vô định và sợ hãi. Họ sợ bị kỳ thị, sợ xấu xí, sợ đau đớn, sợ trở thành gánh nặng của người thân và hơn hết đó là nỗi sợ phải rời đi khi cuộc đời còn quá tươi đẹp. Những cảm xúc tiêu cực có thể đến bất chợt rồi biến mất, kéo dài dai dẳng mãi không bớt hoặc trải qua một thời gian dài phát triển. Những bệnh nhân ở các giai đoạn khác nhau của ung thư vú cũng sẽ có các phản ứng khác nhau sau khi chẩn đoán. 

Tuy nhiên, ung thư vú không phải là một “bản án tử hình”. Những cảm xúc tiêu cực hoàn toàn có thể được giải quyết để nhường chỗ cho niềm hy vọng, khát khao được sống mãnh liệt. Đó là lý do vì sao người bệnh cần sự đồng hành của gia đình, hỗ trợ từ phía các chuyên gia kịp thời, đúng cách. 

 

Ung thư vú hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu người bệnh được điều trị kịp thời và đúng cách

Những điều bệnh nhân ung thư vú cần làm để cải thiện tâm lý 

Hiểu rõ về bệnh ung thư vú 

Những cảm xúc tiêu cực hoàn toàn có thể lấn át lý trí và khiến người bệnh từ bỏ điều trị ung thư vú hoặc tìm đến các phương pháp không chính thống. Điều này có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng như khiến bệnh nhân bỏ lỡ cơ hội tốt nhất để chữa trị, tâm lý càng trở nên tồi tệ vì “tiền mất tật mang”. Vì vậy, đầu tiên người bệnh cần lấy lại bình tĩnh sau đó tìm kiếm sự trợ giúp từ các bác sĩ chuyên khoa. 

Trao đổi trực tiếp để biết các thông tin chính xác, rõ ràng về căn bệnh ung thư vú cũng như tình trạng của bản thân là điều hết sức cần thiết. Một số câu hỏi mà bệnh nhân nên đặt ra lúc này có thể là: 

  • Ung thư vú tôi mắc phải cụ thể như thế nào? 
  • Bệnh của tôi ở giai đoạn nào?
  • Tiên lượng bệnh của tôi ra sao?
  • Các phương pháp điều trị bệnh tốt nhất?
  • Lợi ích và rủi ro của việc điều trị?
  • Chế độ nghỉ ngơi, ăn uống, sinh hoạt trước, trong và sau điều trị?
  • Chi phí cần chuẩn bị là bao nhiêu?
  • Những điều tôi cần làm để bắt đầu điều trị hiệu quả nhất?

Thông tin về phác đồ điều trị, tiên lượng, phản ứng được bác sĩ đưa ra sau khi chẩn đoán có thể chỉ mang tính tương đối. Vì điều này sẽ phụ thuộc vào từng người bệnh cụ thể và thay đổi trong quá trình điều trị. Nhưng đây sẽ là những cung cấp hữu ích cho người bệnh để chuẩn bị tinh thần thật tốt cũng như lấy lại hy vọng để điều trị ung thư. Ngoài ra, việc tìm kiếm thông tin trên internet tại các website của cơ quan Nhà nước, bệnh viện lớn cũng được khuyến khích. 

 

Tỷ lệ chữa khỏi sẽ cao hơn nếu bệnh nhân hiểu rõ về tình trạng bệnh của mình

Thừa nhận cảm xúc tiêu cực 

Dù là ai thì việc bị chẩn đoán ung thư sẽ là một cú sốc lớn với cả người bệnh lẫn gia đình của họ. Đây là khó khăn lớn trong cuộc đời một con người mà cần rất nhiều sự dũng cảm và ý chí mới có thể vượt qua. Do vậy, việc xuất hiện những cảm xúc tiêu cực là điều hoàn toàn bình thường trong thời gian đầu. Việc cố gắng tự trấn an một cách gượng ép rằng “mình không sao cả” hay “chuyện này không phải là sự thật” không phải là một lựa chọn đúng đắn. 

Trong tâm lý học, trạng thái này còn được gọi là “tích cực độc hại” (toxic positivity). Khi một người gượng ép bản thân phải lạc quan sẽ dễ dẫn đến không chấp nhận, trốn tránh sự thật rồi không muốn tìm cách để giải quyết vấn đề. Thay vì né tránh, bệnh nhân nên chấp nhận nó, bình tĩnh rồi tìm cách để thoát khỏi khó khăn. Hành trình “lạc quan giữa bi kịch” không hề dễ dàng và khó đạt được kết quả trong thời gian ngắn. Nhưng sau tất cả, người bệnh sẽ chấp nhận được thực tại và mạnh mẽ để vượt lên bệnh tật. 

Tìm kiếm sự trợ giúp cần thiết 

Thường những bệnh nhân ung thư nói chung sẽ có xu hướng tự ti, tìm cách thu mình lại và cố gắng tự giải quyết mọi thứ trong im lặng. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến tâm lý vốn bất ổn ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Lúc này, sự đồng hành và hỗ trợ đến từ gia đình, bạn bè và các chuyên gia thực sự hết sức cần thiết. Mọi thứ sẽ trở nên dễ chịu hơn khi bệnh nhân cảm nhận được sự yêu thương, quan tâm và sẵn sàng giúp đỡ đến từ những người xung quanh. 

 

Sự đồng hành của người thân giúp bệnh nhân mạnh mẽ hơn để chiến đấu với ung thư vú

Lên kế hoạch điều trị dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia

Điều đầu tiên là bệnh nhân cần liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa ung thư để được tư vấn về tình trạng bệnh cũng như chỉ định phác đồ phù hợp. Có 4 yếu tố bệnh nhân sau chẩn đoán cần đặc biệt quan tâm đó là: Ăn uống và sinh hoạt, tập luyện nhẹ nhàng, chế độ nghỉ ngơi và phác đồ điều trị. Dưới sự trợ giúp của bác sĩ, kế hoạch điều trị sẽ đảm bảo được tính khoa học, sự phù hợp và đem đến hiệu quả mong muốn. 

Nếu ung thư vú được chẩn đoán đang ở giai đoạn sớm, bạn có thể tham khảo phương pháp trị liệu hệ bạch huyết để được hỗ trợ tăng cường miễn dịch toàn cơ thể, loại bỏ các tác nhân gây tái phát bệnh mà không gặp phải những tác dụng phụ như tổn thương đa tạng (suy gan, suy thận, loét dạ dày) hay mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Đây là liệu pháp được ứng dụng rộng rãi tại Châu Âu và Châu Mỹ và đem đến cho bệnh nhân ung thư vú cơ hội chữa trị mới hiệu quả và an toàn hơn. Bạn tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp này dưới sự tham vấn của các chuyên gia hàng đầu Việt Nam TẠI ĐÂY.

 

Trị liệu hệ bạch huyết mở ra cơ hội chữa trị mới, an toàn và hiệu quả hơn cho bệnh nhân ung thư vú

Ung thư vú hoàn toàn có thể được chữa khỏi và bệnh nhân vẫn sẽ tiếp tục sống khỏe mạnh đến hàng chục năm. Với nền y học tiên tiến hiện nay, tỷ lệ chữa thành công đạt hơn 90% nếu bệnh được phát hiện sớm. Vì vậy, việc bình tĩnh, ổn định tâm lý để tìm cách đối phó với ung thư vú sau chẩn đoán và điều hết sức quan trọng. Mong rằng những chia sẻ của trung tâm phục hồi hệ bạch huyết Mani Healing Care sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc của mình. 

Trở lại đầu trang
096.7786.399