Báo giá/Hợp tác

Quá Trình và Tác Dụng Phụ của Liệu Pháp Xạ Trị Cho Ung Thư Vú

17/09/2024
Lượt xem: 52
Xạ trị là một trong những phương pháp điều trị ung thư nói chung và ung thư vú phổ biến bậc nhất. Những tên gọi khác của liệu pháp này là bức xạ, chiếu xạ hoặc liệu pháp tia X. Để rõ về quá trình cũng như tác dụng phụ thường gặp khi xạ trị cho ung thư vú, hãy cùng trung tâm phục hồi hệ bạch huyết Mani Healing Care tìm hiểu ngay qua bài viết sau nhé!

Quá trình xạ trị cho ung thư vú 

Chỉ định xạ trị 

Theo BS Nguyễn Chí Việt, khoa Xạ 2 tại Bệnh viện K, mục đích của xạ trị sau khi phẫu thuật bảo tồn cho bệnh nhân ung thư vú là tiêu diệt các tế bào/khối u còn sót lại. Từ đó, xạ trị sẽ góp phần làm giảm nguy cơ tái phát tại chỗ và tăng cơ hội sống cho người bệnh. Đây là một trong những phương pháp chính điều trị ung thư vú sau khi phẫu thuật, sử dụng hóa chất. Theo đó, xạ trị sẽ được chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Sau khi thực hiện phẫu thuật bảo tồn tuyến vú để giảm nguy cơ tái phát ở mô còn lại của thành ngực hoặc hạch bạch huyết
  • Sau khi tiến hành phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn tuyến vú, đặc biệt khi kích thước khối u lớn hơn 5cm và trong trường hợp các hạch nách dương tính hoặc u đã xâm lấn sang da hoặc/và cơ ngực.
  • Tế bào ung thư đã di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể như xương hoặc não

Trong đó, kỹ thuật xạ trị được dùng phổ biến nhất là xạ trị chiếu ngoài (EBRT). 

Mục đích của xạ trị sau phẫu thuật bảo tồn là tiêu diệt các tế bào khối u còn sót lại

Thời gian điều trị

Bệnh nhân cần đạt được tổng số liều xạ trị cần thiết để tiêu diệt được các tế bào ung thư sau phẫu thuật. Theo Viện ung thư Quốc gia, xạ trị sẽ đạt hiệu quả tối đa khi tiến hành liên tục theo lịch trình. Thường một phác đồ sẽ được thực hiện 1 lần mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần và kéo dài từ 5 đến 7 tuần. 

Tuy nhiên, cũng theo thông tin mà Viện ung thư Quốc gia cung cấp, gần đây có một số nghiên cứu đã chứng minh phác đồ xạ trị giảm số phân liều cũng sẽ đem lại hiệu quả điều trị tương đương mà không có sự khác biệt về tác dụng phụ. Phác đồ mới này sẽ rút ngắn thời gian điều trị đáng kể xuống chỉ còn 3 đến 4 tuần. Điều này không chỉ đem đến sự thuận tiện cho bệnh nhân trong việc tuân thủ phác đồ điều trị mà còn giảm bớt chi phí cho cả bệnh nhân lẫn nền kinh tế quốc gia.

Phác đồ mới có thể rút ngắn thời gian xạ trị xuống mà vẫn giữ nguyên hiệu quả đem lại

Quá trình xạ trị

Sau khi được phẫu thuật và hóa trị, bệnh nhân ung thư vú có thể được chỉ định xạ trị bổ trợ. Cụ thể, đội ngũ điều trị sẽ tiến hành hội chẩn và chỉ định: 

  • Xạ trị toàn bộ vú (với trường hợp phẫu thuật bảo tồn): Thời gian thường là 5 buổi 1 tuần, từ thứ 2 đến thứ 6 trong khoảng 5 - 6 tuần
  • Xạ trị toàn bộ thành ngực: Nếu bệnh nhân đã phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn vú và không có hạch bạch huyết di căn thì thể tích xạ bao gồm toàn bộ thành ngực và có thể bao gồm cả sẹo mổ lẫn chân dẫn lưu. Thời gian điều trị có tần suất 5 ngày 1 tuần và kéo dài trong 5 - 6 tuần
  • Xạ trị bổ trợ hạch vùng: Nếu phẫu thuật toàn bộ vú hoặc phẫu thuật bảo tồn tuyến vú có di căn hạch nách thì cần chiếu xạ vú/thành ngực và thượng đòn và/hoặc hạch vú trong cùng bên. Thời gian điều trị cũng thường có tần suất 5 ngày một tuần, kéo dài trong 5 - 6 tuần.

Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư phổ biến bậc nhất

Một số tác dụng phụ của xạ trị cho ung thư vú

Xạ trị là một phương pháp hiệu quả giúp tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ có thể đem đến một số tác dụng phụ không mong muốn cho bệnh nhân như viêm da do tia xạ, mệt mỏi mất sức, viêm phổi do tia xạ hoặc bị bệnh mạch vành do tia xạ (ung thư vú trái).

Tác dụng phụ thường gặp nhất là kích ứng da ở vùng điều trị. Sau vài lần tiếp xúc, tia xạ khiến da trở nên nhạy cảm và chuyển sang màu hồng. Cuối cùng, vùng da chịu xạ trị có thể trông như bị cháy nắng, xuất hiện tình trạng ngứa, bong tróc hoặc phồng rộp. Bệnh nhân cũng có thể bị loét da, đau nhức sau xạ trị. Những tác dụng phụ này thậm chí sẽ tệ hơn khi tiếp tục điều trị. Tuy nhiên, sau đợt điều trị một thời gian thì những triệu chứng trên sẽ giảm bớt. 

Trước và trong quá trình tiến hành xạ trị, bệnh nhân cần trao đổi kỹ với bác sĩ và đội ngũ nhân viên y tế để được tư vấn về quy trình xạ trị cũng như cách dự phòng, khắc phục những biến chứng nếu có. Tùy vào phương pháp xạ trị, mức năng lượng, tình trạng da của bệnh nhân và chế độ dinh dưỡng tập luyện sau điều trị mỗi bệnh nhân sẽ gặp các phản ứng khác nhau. Để hạn chế các phản ứng kể trên, bệnh nhân cần tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc da vùng tia X của bác sĩ chuyên khoa. 

Y học ngày càng phát triển giúp những tác dụng phụ không mong muốn của xạ trị bớt nghiêm trọng và cơ thể người bệnh cũng sẽ hồi phục nhanh hơn. Trong và sau quá trình điều trị, nếu bệnh nhân gặp phải các biến chứng da vùng tia X cần tìm kiếm sự trợ giúp của đội ngũ điều trị ngay để được sự tư vấn và điều chỉnh phác đồ sao cho thích hợp. Tuyệt đối tránh việc tự ý chữa trị các vấn đề đang gặp phải vì tình trạng có thể trở nên nghiệm trọng và nguy hiểm hơn. 

Y học ngày càng phát triển giúp những tác dụng phụ không mong muốn của xạ trị bớt nghiêm trọng

Trên đây là những thông tin về quá trình cũng như tác dụng phụ của xạ trị cho ung thư vú. Mong rằng bài viết này sẽ giải đáp được thắc mắc của bạn về phương pháp xạ trị. 

Ngoài ra,  bạn cũng có thể tham khảo thêm về phương pháp trị liệu hệ bạch huyết không dùng thuốc, không can thiệp hay xâm lấn nên hạn chế được tối đa các tác dụng phụ TẠI ĐÂY. Theo đó, những chuyên gia sẽ hoàn toàn sử dụng đôi bàn tay và thảo dược lành tính để điều trị cho bệnh nhân. Liên hệ ngay với Mani Healing Care để được tư vấn chi tiết về liệu pháp này bạn nhé! Chúng tôi rất mong sớm được đồng hành cùng bạn!

Trở lại đầu trang
096.7786.399