Những điều cần biết về hóa trị trong điều trị ung thư vú
Tìm hiểu chung về hóa trị trong điều trị ung thư vú
Liệu pháp hóa trị (hoặc có thể được gọi là hóa trị liệu/hóa trị) là phương pháp sử dụng hóa chất chuyên biệt rồi tiêm, truyền trực tiếp vào tĩnh mạch nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư vú qua kim hoặc đường uống dưới dạng viên thuốc. Hóa trị thường được áp dụng bổ trợ với các phương pháp trị liệu khác như: phẫu thuật, xạ trị hoặc liệu pháp hormone. Đây là liệu pháp toàn thân vì thuốc sẽ đi vào máu và có tác động lên toàn bộ cơ thể người bệnh.
Hóa trị ngăn chặn hoặc làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư vú thông qua cơ chế phá hủy hoặc ức chế quá trình phân chia tế bào. Do đó, đây là liệu pháp hiệu quả giúp điều trị ung thư, giảm bớt nguy cơ tái phát cũng như giảm nhẹ các tác dụng phụ không mong muốn. Cao hơn, nếu bệnh nhân được hóa trị kịp thời sẽ kéo dài được sự sống. Trong trường hợp ung thư tái phát hay di căn đến các cơ quan khác, hóa trị có thể giúp kiểm soát bệnh và tăng tỷ lệ sống.
Hóa trị là phương pháp điều trị ung thư vú phổ biến bậc nhất hiện nay
Đối tượng nào nên sử dụng liệu pháp hóa trị
Điều trị ung thư vú bằng hóa trị chỉ là một trong nhiều phương pháp được sử dụng và không thể áp dụng cho tất cả bệnh nhân ung thư vú. Theo đó, các trường hợp hóa trị chủ yếu là bệnh nhân có các khối u lớn và đã di căn đến các hạch bạch huyết gần.
Ngoài ra, hoá trị cũng được xem như một liệu pháp bổ trợ hoặc ngăn ngừa ung thư quay trở lại sau khi khối u được loại bỏ hoàn toàn. Các trường hợp ung thư vú giai đoạn 3 với khối u lớn cũng cần điều trị hóa trị toàn thân trước phẫu thuật để thu nhỏ kích thước khối u giúp quá trình mổ thuận lợi hơn.
Khi nào bệnh nhân cần tiếp nhận hóa trị?
Đội ngũ y bác sĩ có thể truyền hóa chất điều trị ung thư vú theo nhiều cách khác nhau trong tất cả các giai đoạn bệnh. Liệu pháp hóa trị có được chỉ định hay không sẽ phụ thuộc vào đặc điểm, tình trạng ung thư vú, tiền sử sức khỏe và nguyện vọng của người bệnh. Theo đó, những thời điểm bệnh nhân có thể phải tiếp nhận hóa trị gồm:
- Hóa trị trước phẫu thuật ung thư vú giai đoạn đầu: Hay còn được gọi là tiền trị liệu hỗ trợ. Mục đích của hóa trị giai đoạn này chính là tạo điều kiện tốt để bác sĩ phẫu thuật loại bỏ hoàn toàn khối u, giảm tính phức tạp của cuộc phẫu thuật (chẳng hạn chỉ cắt bỏ khối u thay vì cắt toàn bộ tuyến vú), giảm số lượng tế bào ung thư trong các hạch bạch huyết và hạn chế nguy cơ tái phát
- Hóa trị sau phẫu thuật ung thư vú giai đoạn đầu: Còn được gọi là trị liệu hỗ trợ với mục đích là tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào còn sót lại sau phẫu thuật hoặc đã di căn đến các khu vực khác trong cơ thể. Ngoài ra, hóa trị ung thư vú giai đoạn này cũng sẽ hỗ trợ hạn chế nguy cơ ung thư tái phát
- Hóa trị ung thư vú giai đoạn 2, giai đoạn cuối và di căn: Ở giai đoạn cuối, tế bào ung thư đã lan ra ngoài vú đến các mô lân cận hoặc các bộ phận khác trên cơ thể. Lúc này, phẫu thuật có thể không phải là một lựa chọn tối ưu giúp loại bỏ ung thư. Hóa trị thường là lựa chọn điều trị chính và dùng kết hợp với các phương pháp khác
Hóa trị có thể đem đến hiệu quả trong quá trình điều trị ung thư vú
Hạn chế và tác dụng phụ thường gặp của hóa trị
Khi tiến hành điều trị, hóa chất sẽ được truyền vào khắp cơ thể của người bệnh và gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Tác động sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm loại hóa chất, phản ứng của cơ thể cũng như tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Điều đáng mừng là đa phần vấn đề chỉ là tạm thời và sẽ giảm dần sau khi hóa trị kết thúc.
Trong quá trình tiếp nhận điều chỉ, một số tác dụng phụ mà bạn cần chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để đón nhận bao gồm: Rụng tóc, mệt mỏi chán ăn, nôn mửa và thường xuyên buồn nôn, táo bón hoặc tiêu chảy, lở miệng, da và móng tay thay đổi và tăng nguy cơ bị nhiễm trùng (do tế bào bạch cầu - lá chắn bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng bị suy giảm). Ngoài ra, người bệnh cũng gặp các vấn đề về tinh thần như xuất hiện các cảm xúc tiêu cực, lo âu sợ hãi, buồn bã nhiều ngày.
So với các biện pháp điều trị khác, hóa trị thường sẽ đem đến các vấn đề nghiêm trọng hơn. Cụ thể, một số loại thuốc hóa trị có thể gây ra loét miệng hoặc nhiễm trùng. Điều này có khả năng xảy ra cao hơn nếu bệnh nhân đã hoặc đang xạ trị ở vùng đầu, cổ, ngực hoặc hoặc gặp các vấn đề về răng miệng, nướu.
Hóa chất cũng có thể ức chế tủy xương dẫn đến tình trạng giảm hồng cầu, bạch cầu, và tiểu cầu. Giảm hồng cầu dẫn đến thiếu máu. Giảm bạch cầu gây sốt, dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm, virus hoặc các tác nhân nhiễm trùng khác. Còn nếu giảm tiểu cầu, bệnh nhân sẽ dễ bị chảy máu và khó cầm khi chảy. Hóa chất sẽ được chuyển hóa và đào thải chủ yếu qua gan, thận. Vì vậy việc hóa trị gây độc cho gan, thận như một tất yếu hiển nhiên. Bệnh nhân cần theo dõi thường xuyên để có được biện pháp điều trị kịp thời nếu nội tạng bị ảnh hưởng. Ngoài ra, những tình trạng như khó tập trung và ghi nhớ mọi thứ sau khi hóa trị cũng thường xuyên xảy ra. Tình trạng này được gọi là suy giảm nhận thức liên quan đến ung thư.
Lúc này, sự đồng hành của người thân, bạn bè là hết sức cần thiết với bệnh nhân ung thư vú. Ngoài ra, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của đội ngũ chuyên gia để giải quyết các vấn đề kịp thời, đúng cách. Hãy luôn đảm bảo bệnh nhân trước, trong và sau quá trình hóa trị luôn được hỗ trợ mỗi khi cần thiết.
Sự đồng hành của người thân, bạn bè trong quá trình điều trị hết sức cần thiết với bệnh nhân ung thư vú
Một số điều bệnh nhân cần lưu ý
Ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị của đội ngũ y bác sĩ, bệnh nhân và người thân cần chủ động trong việc lên kế hoạch cũng như đối phó với căn bệnh hiểm nghèo này. Để đạt được hiệu quả tốt nhất trong quá trình hóa trị, sức khỏe thể chất và tinh thần cùng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và tập luyện cũng rất quan trọng với người bệnh. Theo đó, một số lưu ý cần quan trọng giai đoạn này bao gồm:
- Chế độ dinh dưỡng phù hợp và khoa học: Giàu trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt. Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt, chất lượng giấc ngủ của bệnh nhân cần được đảm bảo
- Dành thời gian để tập luyện thể dục nhẹ nhàng, thử các bộ môn như thiền, yoga
- Hạn chế tối đa tình trạng căng thẳng và các cảm xúc tiêu cực. Bệnh nhân cần có sự đồng hành, chia sẻ đến từ gia đình, bạn bè và những người cùng cảnh ngộ để dũng cảm chiến đấu với ung thư vú
- Cẩn thận trong sinh hoạt để tránh nhiễm trùng (như cảm lạnh, cảm cúm). Bệnh nhân cần tìm sự trợ giúp của bác sĩ và yêu cầu tiêm vắc-xin ngừa bệnh. Ngoài ra, những thói quen nhỏ như rửa tay hay dùng nước sát khuẩn trước khi ăn, sử dụng găng tay y tế cần được duy trì đều đặn.
- Trong trường hợp cơ sở y tế mà bệnh nhân điều trị không tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát. Người bệnh được khuyến nghị làm xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng gan, thận và thực hiện đánh giá chức năng tim. Nếu như kết quả trả về không ổn, gia đình và người bệnh có thể chủ động đề nghị bác sĩ tạm thời trì hoãn kế hoạch điều trị hoặc sử dụng một loại hóa chất khác phù hợp hơn
Việc tập luyện nhẹ nhàng với cường độ phù hợp sẽ làm tăng hiệu quả của quá trình hóa trị
Trên đây là những chia sẻ của Mani Healing Care về phương pháp hóa trị trong điều trị ung thư vú. Chúng tôi mong bài viết trên sẽ giúp bạn có thông tin chi tiết và chính xác hơn về liệu pháp phổ biến này.
Dù được sử dụng nhiều để điều trị ung thư vú nhưng hóa trị cũng có rất nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Nếu bạn quan tâm đến liệu pháp điều trị khác mà không dùng thuốc, không can thiệp hay xâm lấn nhưng vẫn đen lại hiệu quả cao thì hãy liên hệ Mani Healing Care ngay để biết thêm chi tiết. Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn phương pháp trị liệu hệ bạch huyết sử dụng hoàn toàn đôi bàn tay và thảo dược lành tính để giải quyết các vấn đề của bệnh nhân. Mani Healing Care rất mong sớm được đồng hành cùng bạn!