Điều trị ung thư vú bằng liệu pháp Hormone
Tác động của Hormone đối với ung thư vú
Estrogen và progesterone là 2 loại hormone sinh dục nữ chính yếu giúp thúc đẩy sự phát triển của các tế bào trong mô vú. Các vấn đề như kinh nguyệt sớm, mãn kinh muộn hoặc nếu một người có sử dụng liệu pháp hormone thay thế (HRT) thì lượng estrogen và progesterone trong cơ thể sẽ nhiều lên từ đó nguy cơ mắc ung thư vú cũng sẽ tăng theo.
Ung thư vú thụ thể nội tiết dương tính là loại ung thư vú phát triển đáp ứng với nội tiết tố và ở dạng này, tế bào ung thư vú sẽ có các thụ thể (1 loại protein) gắn vào hormone estrogen và progesterone. Tế bào ung thư cần những hormone này để phát triển. Ung thư vú có thụ thể estrogen (Estrogen receptor – ER) và progesterone (Progesterone receptor – PR) gồm các loại sau:
- ER dương tính (ER+): Ung thư có thụ thể estrogen (ER). Kết quả ER+ chỉ ra các tế bào ung thư nhận tín hiệu từ estrogen có thể được thúc đẩy phát triển
- PR dương tính (PR+): Ung thư có thụ thể progesterone (PR). Kết quả PR+ cho thấy các tế bào ung thư nhận được tín hiệu từ progesterone có thể được thúc đẩy để phát triển
- Thụ thể nội tiết tố dương tính (HR+): Là loại ung thư có 1 hoặc cả 2 loại thụ thể này
- Thụ thể HR âm tính (HR-): Ung thư vú nếu không có thụ thể ER hoặc PR thì sẽ được gọi là thụ thể hormone âm tính (HR-). HR là viết tắt của hormone receptor
Hormone, đặc biệt là 2 loại estrogen và progesterone có thể tác động đến khả năng mắc ung thư vú ở phụ nữ
Liệu pháp Hormone thay thế (HRT) làm tăng nguy cơ ung thư vú
Liệu pháp hormone thay thế thường được chỉ định để hỗ trợ giảm các triệu chứng của mãn kinh ở phụ nữ trung niên. Nhưng một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng HRT kết hợp estrogen và progestin sẽ tạo ra nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn so với bất kỳ loại HRT nào. Theo BreastCancer.org, nguy cơ phát triển ung thư vú tăng 75% đối với những người dùng HRT kết hợp. Cụ thể, Breast Cancer Now - tổ chức từ thiện của Anh cũng đã lưu ý về nguy cơ bị ung thư vú nếu một người đang ở độ tuổi từ 50-96 có các đặc điểm:
- Tỷ lệ 63/1.000 phụ nữ chưa bao giờ dùng HRT
- Tỷ lệ 83/1.000 phụ nữ sử dụng HRT kết hợp trong 5 năm
- Tỷ lệ 68/1.000 phụ nữ sử dụng HRT chỉ có estrogen trong 5 năm
Ngoài ra, tổ chức này cũng cho rằng HRT kết hợp sẽ khiến chẩn đoán ung thư vú giai đoạn nặng hơn khó khăn hơn cho bác sĩ và điều này khiến bệnh nhân phải đối mặt với nhiều nguy hiểm hơn. Tuy nhiên, nguy cơ này sẽ giảm nhanh chóng khi người phụ nữ ngừng sử dụng HRT. Và sau một thời gian, nguy cơ có thể trở về mức bình thường.
Nguy cơ ung thư vú sẽ giảm nhanh chóng khi người phụ nữ ngừng sử dụng liệu pháp hormone thay thế (HRT)
Các yếu tố liên quan đến Hormone làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú
Một số yếu tố khác có liên quan đến hormone cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú có thể kể đến như:
- Lần mang thai đầu muộn hoặc phụ nữ không sinh con: Việc này khiến kéo dài thời gian người phụ nữ phải tiếp xúc với estrogen và progesterone tự nhiên do buồng trứng sản xuất
- Dùng thuốc tránh thai chứa estrogen: Phụ nữ uống thuốc tránh thai có chứa estrogen thì nguy cơ mắc ung thư vú có thể tăng nhẹ trong thời gian dùng thuốc. Tuy nhiên, sau khoảng 10 năm kể từ khi ngừng sử dụng thì sẽ giống như người bình thường
- Mãn kinh muộn: Phụ nữ nếu trải qua mãn kinh sau độ tuổi 55 sẽ có thời gian tiếp xúc với hormone estrogen nhiều hơn từ đó làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú
Đối với trường hợp ung thư vú HR+, điều trị sẽ tập trung vào việc ngăn chặn tác động của hormone estrogen và progesterone. Những phương pháp có thể được chỉ định như: Lệu pháp nội tiết dùng thuốc như tamoxifen hoặc chất ức chế aromatase ngăn chặn tác động của estrogen lên các thụ thể hormone trong tế bào ung thư, ức chế để ngừng hoạt động của buồng trứng giúp giảm sản xuất estrogen.
Mãn kinh muộn là một yếu tố liên quan đến hormone làm tăng nguy cơ ung thư vú
Liệu pháp Hormone trong điều trị ung thư vú
Liệu pháp hormone thường sẽ được dùng sau phẫu thuật để bổ trợ giúp giảm nguy cơ tái phát ung thư. Một số trường hợp khác, liệu pháp này có thể được chỉ định dùng cho bệnh nhân trước khi bắt đầu cuộc phẫu thuật. Liệu pháp hormone đa phần được thực hiện trong thời gian dài, ít nhất là từ 5 -10 năm. Ngoài ra, liệu pháp hormone cũng được áp dụng để điều trị tình trạng ung thư tái phát lượt chữa trị đầu tiên hoặc khi tế bào ung thư đã di căn sang các bộ phận khác của cơ thể.
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, cứ 3 bệnh nhân ung thư vú thì có tới khoảng 2 người dương tính với thụ thể hormone. Lúc này, tế bào trong cơ thể họ sẽ có các thụ thể (protein) tương ứng với hormone estrogen (ung thư vú dương tính với ER) hoặc progesterone (ung thư dương tính với PR) khiến cho các tế bào ung thư phát triển và lây lan nhanh chóng. Lúc này, một số các liệu pháp hormone dành cho bệnh ung thư vú sẽ được sử dụng. Hầu hết đều đem lại tác dụng làm giảm nồng độ estrogen hoặc ngăn chặn loại hormone này tác động tiêu cực đến các tế bào ung thư vú.
Liệu pháp hormone được sử dụng phổ biến trong điều trị ung thư vú
Hormone, đặc biệt là estrogen và progesterone có tác động đáng kể lên quá trình hình thành và phát triển của ung thư vú. Việc hiểu rõ mối liên hệ giữa hormone và ung thư vú sẽ góp phần giúp phụ nữ có ý thức phòng ngừa bệnh tốt hơn đồng thời có các quyết định đúng đắn trong sàng lọc và điều trị. Mong rằng những chia sẻ của trung tâm phục hồi hệ bạch huyết Mani Healing Care đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc của mình. Đừng quên theo dõi các bài viết mới của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều nghiên cứu về ung thư vú bạn nhé!