Báo giá/Hợp tác

Các tác dụng phụ thường gặp khi điều trị ung thư vú

11/09/2024
Lượt xem: 63
Trong quá trình điều trị ung thư vú, nhiều bệnh nhân phải đối mặt với các tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Việc hiểu rõ và đưa ra được biện pháp là điều cần thiết để hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả hơn. Vậy, làm thế nào để đối phó với tác dụng phụ của điều trị ung thư vú? Hãy cùng tìm hiểu với trung tâm phục hồi hệ bạch huyết Mani Healing Care qua bài viết này nhé!

Các tác dụng phụ thường gặp khi điều trị ung thư vú

Tác dụng phụ là những phản ứng không mong muốn xảy ra khi sử dụng thuốc, điều trị y tế, hoặc các biện pháp can thiệp sức khỏe khác. Tác dụng phụ có thể nhẹ hoặc nặng, tạm thời hoặc kéo dài, và có thể ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của sức khỏe như thể chất, tinh thần, hoặc cảm xúc.

Trong điều trị ung thư vú, các phương pháp như hóa trị, xạ trị, liệu pháp hormone hoặc phẫu thuật đều có thể gây ra những ảnh hưởng không mong muốn. Theo đó, một số tác dụng phụ mà người bệnh thường gặp khi điều trị ung thư vú bao gồm:

  • Mệt mỏi: Đây là biểu hiện phổ biến nhất trong điều trị ung thư vú, thường xuất hiện sau các buổi hóa trị hoặc xạ trị. Thông thường, thì sẽ có 9 trong 10 bệnh nhân trải qua tác dụng phụ mệt mỏi trong quá trình điều trị. Mệt mỏi có thể kéo dài hàng tháng sau khi điều trị đã kết thúc.

  • Giảm cảm giác thèm ăn: Thông thường, giảm cảm giác thèm ăn có thể gây ra do tất cả các phương pháp điều trị ở bệnh nhân ung thư vú. Không có cảm giác ngon miệng ngon miệng khiến bệnh nhân ăn ít hơn hoặc không muốn ăn bất cứ thứ gì, điều này khiến người bệnh không có đủ dinh dưỡng cần thiết. 

  • Rụng tóc: Tác dụng phụ này xảy ra phụ thuộc vào loại và liều thuốc mà người bệnh điều trị sử dụng.  Hóa chất, nội tiết, điều trị đích, điều trị miễn dịch, xạ trị đều có thể gây ra rụng tóc tùy mức độ. Rụng tóc có thể xảy ra đột ngột và sẽ dừng lại sau khi điều trị kết thúc. 

  • Độc tính trên tủy xương: Theo khoa Hóa trị - Bệnh viện TWQĐ 108, các phương pháp điều trị ung thư vú có thể ức chế tủy xương đặc biệt là với hóa chất có thể dẫn đến giảm các dòng tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Nếu giảm hồng cầu dẫn đến thiếu máu. Giảm bạch cầu gây sốt, bệnh nhân sẽ dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm, virus hoặc các tác nhân nhiễm trùng khác. Nếu giảm tiểu cầu, bệnh nhân sẽ dễ bị chảy máu, chảy máu lâu cầm. Khi tình trạng trên xảy ra, bác sĩ sẽ cần kê thuốc để kích thích tủy xương tăng sản xuất các loại tế bào này.

Tình trạng rụng tóc trong quá trình điều trị ung thư khiến bệnh nhân cảm thấy lo lắng

Ngoài những tác dụng phụ thường gặp trên, người bệnh còn có thể bị đau và sưng tấy ở vùng ngực và cánh tay, da trở nên khô, ngứa, hoặc đỏ. Móng tay và móng chân có thể trở nên yếu, giòn, và dễ gãy… Những biểu hiện trên sẽ tác động rất mạnh đến tâm lý khiến người bệnh hay cảm thấy hoang mang, lo lắng và bị trầm cảm. Do đó,  người bệnh cần được chăm sóc đặc biệt và có các biện pháp hỗ trợ để đối phó và cải thiện chất lượng cuộc sống trong suốt quá trình điều trị.

 

Phương án để đối phó với tác dụng phụ của điều trị ung thư vú

Tác dụng phụ là điều không thể tránh khỏi trong điều trị ung thư vú.  Vậy nên người bệnh cần có một kế hoạch chăm sóc toàn diện, bao gồm việc kiểm soát triệu chứng, duy trì sức khỏe tinh thần và thể chất, cũng như tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ. Sau đây, Mani Healing Care sẽ gợi ý một số phương án hiệu quả giúp bệnh nhân điều trị ung thư vú giảm sự ảnh hưởng bởi các tác dụng phụ:

Kiểm Soát Mệt Mỏi

Kiểm soát sự mệt mỏi là một biện pháp quan trọng trong việc đối phó với tác dụng phụ của điều trị ung thư vú, vì mệt mỏi là triệu chứng phổ biến mà nhiều bệnh nhân gặp phải. Để quản lý tình trạng này, bệnh nhân nên:

  • Nghỉ ngơi đầy đủ bằng cách thiết lập thói quen ngủ đều đặn, tạo môi trường ngủ thoải mái và ngủ trưa ngắn để hồi phục năng lượng.
  • Bắt đầu tập luyện các bài thể dục nhẹ nhàng như đi bộ hoặc yoga có thể giúp tăng cường năng lượng và cải thiện tâm trạng, đồng thời thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm cảm giác mệt mỏi. 
  • Chia nhỏ công việc hàng ngày và lập kế hoạch hợp lý giúp tránh tình trạng quá tải, đồng thời ưu tiên các hoạt động quan trọng khi có nhiều năng lượng nhất, tránh tình trạng quá tải và căng thẳng.

Tập Yoga giúp người bệnh thư giãn, giảm mệt mỏi, cải thiện giấc ngủ

Quan Tâm Đến Sức Khỏe Tinh Thần

Khi điều trị ung thư vú, người bệnh sẽ cảm thấy lo âu, trầm cảm và căng thẳng với những biến đổi trong cơ thể của mình như rụng tóc, chán ăn hay thay đổi về da... Do đó, quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần để có một  tâm lý tích cực và cảm xúc ổn định sẽ giúp họ nhanh chóng vượt qua các tác dụng phụ của việc điều trị ung thư vú. 

Lúc này, sự đồng hành của người thân, bạn bè là hết sức quan trọng. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể tham gia vào các cộng đồng hoặc tổ chức để nhận được sự hỗ trợ, cũng như chia sẻ kinh nghiệm và gặp những người chung hoàn cảnh. Bởi vì họ có thể cảm thấy lạc quan hơn khi lắng nghe những câu chuyện và được động viên từ những người xung quanh. Khi ở cạnh người cùng cảnh ngộ, họ cũng sẽ được giảm bớt áp lực và sự lạc lõng.

 

 

 

 

 

 

 

Những bệnh nhân ung thư vú tích cực cỗ vũ và trao tình yêu thương với nhau 

Duy Trì Chế Độ Dinh Dưỡng Lành Mạnh

Một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng có thể giúp cơ thể phục hồi và chống lại các tác dụng phụ của điều trị ung thư vú. Việc bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng như protein, chất béo lành mạnh, vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng và phục hồi cơ thể là hết sức quan trọng. Bởi vì trong quá trình điều trị người bệnh sẽ có những triệu chứng như nôn và buồn nôn, mệt mỏi,... làm cho việc ăn uống trở nên khó khăn và kém ngon miệng, dễ bị thiếu chất trong suốt quá trình điều trị.

Bệnh nhân cũng nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, protein và chất xơ, đồng thời đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày để hỗ trợ hệ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Chế độ dinh dưỡng lành mạnh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể và cải thiện chất lượng cuộc sống trong suốt quá trình điều trị.

Chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng chất dinh dưỡng giúp người bệnh tăng sức đề kháng

Đặc biệt, tác dụng phụ có thể khác nhau theo tình trạng sức khỏe, liệu pháp chữa trị cũng như đơn thuốc ở từng bệnh nhân. Do đó, để lựa chọn được những phương pháp phù hợp người bệnh cần tham khảo ý kiến từ các nhân viên y tế và bác sĩ có chuyên môn.

Việc đối phó với tác dụng phụ của điều trị ung thư vú không chỉ đòi hỏi sự kiên nhẫn mà còn cần đến sự hỗ trợ từ bác sĩ, gia đình, và bạn bè. Hy vọng rằng những gợi ý trong bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và sự tự tin để vượt qua giai đoạn khó khăn, hướng tới một tương lai khỏe mạnh hơn. Nếu bạn vẫn còn những băn khoăn chưa tìm được câu trả lời, hãy đặt lịch tư vấn với các chuyên gia của Mani Healing Care để được giải đáp chi tiết nhé! 

Trở lại đầu trang
096.7786.399