Báo giá/Hợp tác

Ưu điểm và hạn chế của tầm soát ung thư vụ

13/09/2024
Lượt xem: 51
Năm 2023, số liệu của bệnh viện K cho thấy tỷ lệ người bệnh ung thư vú được chẩn đoán ở giai đoạn sớm đã tăng lên hơn 75%, tỷ lệ sống thêm 5 năm trong khoảng từ 56,5% đến 86,7%. Phần lớn đều là nhờ sự chủ động của người bệnh trong việc thực hiện các chương trình tầm soát và sàng lọc định kỳ. Do đó, việc hiểu rõ ưu điểm và hạn chế của tầm soát ung thư vú là có thể giúp người bệnh đưa ra những quyết định thông minh và phù hợp để bảo vệ sức khỏe của mình. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng trung tâm phục hồi hệ bạch huyết Mani Healing Care tìm hiểu thông qua bài viết sau!

Tầm soát ung thư vú là gì?

Tầm soát ung thư vú là việc tìm kiếm các dấu hiệu của bệnh, trước khi một người có triệu chứng. Mục tiêu của các xét nghiệm sàng lọc là phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm khi nó có thể được điều trị và có khả năng chữa khỏi. Xét nghiệm này có thể giúp phát hiện ung thư rất nhỏ hoặc phát triển rất chậm. Những loại ung thư này ít có khả năng gây tử vong hoặc bệnh tật trong suốt cuộc đời của người bệnh.

 

Tầm soát ung thư vú sẽ giúp phát hiện bệnh ung thư ngay cả khi chưa xuất hiện triệu chứng

Nếu kết quả xét nghiệm sàng lọc bất thường, có thể cần thực hiện thêm các xét nghiệm khác để xác định xem người khám có mắc ung thư hay không. Những xét nghiệm này được gọi là xét nghiệm chẩn đoán, thay vì xét nghiệm sàng lọc.

Phương pháp tầm soát ung thư vú bao gồm nhiều kỹ thuật khác nhau nhằm phát hiện sớm ung thư vú và các bệnh lý liên quan. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến hay được sử dụng:

  • Mammography: Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh sử dụng tia X để chụp ảnh các mô vú. Đây là phương pháp tầm soát chính để phát hiện ung thư vú sớm.

  • Siêu Âm Vú (Ultrasound): Sẽ sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của mô vú. Thường được sử dụng bổ sung sau khi phát hiện bất thường trên mammogram. Phù hợp cho phụ nữ có mô vú dày đặc.

  • Chụp Cộng Hưởng Từ (MRI) Vú: Sử dụng từ trường và sóng radio để tạo ra hình ảnh chi tiết của mô vú.

  • Tự Khám Vú (Breast Self-Examination - BSE): Là phương pháp mà phụ nữ tự kiểm tra mô vú của mình để phát hiện bất thường. Giúp phụ nữ làm quen với mô vú của mình và phát hiện các thay đổi bất thường.

  • Xét Nghiệm Di Truyền: Xét nghiệm di truyền để tìm các đột biến gen như BRCA1 và BRCA2 có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú.

Ưu điểm và hạn chế của tầm soát ung thư vú

Ưu điểm của tầm soát ung thư vú

Ung thư vú là một trong những loại ung thư phổ biến nhất, có thể được điều trị hiệu quả nếu được phát hiện sớm. Do đó, tầm soát định kỳ không chỉ giúp phát hiện ung thư vú ở giai đoạn sớm mà còn mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho người bệnh. Dưới đây là một số ưu điểm của việc tầm soát ung thư vú:

  • Giúp phát hiện sớm: Phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm, trước khi có triệu chứng. Điều này tăng khả năng điều trị thành công và tiết kiệm chi phí.
  • Giảm Tỷ Lệ Tử Vong: Việc sàng lọc định kỳ có thể giảm tỷ lệ tử vong do ung thư vú. Tầm soát giúp phát hiện ung thư trước khi nó lan rộng, tăng khả năng sống sót cho người bệnh.
  • Điều Trị Hiệu Quả Hơn: Bệnh được phát hiện sớm thường nhỏ hơn và chưa di căn, từ đó giúp các phương pháp điều trị như phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị có hiệu quả và ít xâm lấn hơn.
  • Giảm Tác Hại Của Điều Trị: Giảm nguy cơ phải thực hiện các liệu pháp chữa trị mạnh hơn, từ đó giảm thiểu tác dụng phụ và biến chứng sau điều trị.
  • Giúp Đánh Giá Nguy Cơ: Tầm soát ung thư cung cấp thông tin quý giá về nguy cơ mắc ung thư vú, đặc biệt cho những phụ nữ có yếu tố nguy cơ cao như tiền sử gia đình. Điều này giúp bác sĩ đưa ra các kế hoạch theo dõi và phòng ngừa phù hợp.

Ngoài ra, tầm soát ung thư vú còn có rất nhiều những ưu điểm khác. Hiểu được những lợi ích này giúp mọi người đánh giá được tầm quan trọng của việc thực hiện các xét nghiệm sàng lọc định kỳ và khuyến khích mọi người đặc biệt là phụ nữ chủ động chăm sóc sức khỏe của mình.

Việc tiến hành tầm soát ung thư vú sớm sẽ giúp bệnh nhân chủ động điều trị bệnh 

Hạn chế của tầm soát ung thư vú

Việc tầm soát ung thư vú là cần thiết với phụ nữ trong quá trình chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp không phải lúc nào thực hiện tầm soát này cũng tốt. Kết quả xét nghiệm có thể xuất hiện bất thường mặc dù không có ung thư, điều này được gọi là kết quả dương tính giả. Điều này thường dẫn đến việc phải thực hiện thêm các xét nghiệm khác có thể gây ra các rủi ro. Ngược lại, xét nghiệm cũng có thể cho kết quả âm tính giả, nghĩa là xét nghiệm không phát hiện ung thư mặc dù thực tế bệnh đã có. Điều này có thể dẫn đến sự trì hoãn trong việc tìm kiếm và điều trị, làm tăng nguy cơ bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn.

Nếu ung thư vú được phát hiện và điều trị, những phương pháp điều trị như phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Đặc biệt với liệu pháp mammogram, phụ nữ sau 50 tuổi có nguy cơ rất ít rằng tổng thể tiếp xúc với xạ từ mammograms suốt cuộc đời sẽ gây hại. Phụ nữ có vú lớn hoặc có cấy ghép vú có thể bị phơi bày với liều xạ cao hơn một chút trong mammography sàng lọc.

Ngoài ra, việc tầm soát ung thư vú có thể làm người khám cảm thấy đau hoặc khó chịu khi thực hiện các liệu pháp tầm soát. Việc hiểu rõ những hạn chế này sẽ hỗ trợ phụ nữ trong việc đưa ra các quyết định và cân nhắc trong việc thực hiện tầm soát. Đặc biệt, họ cần thảo luận với bác sĩ của mình để chọn lựa phương pháp tầm soát phù hợp với tình trạng sức khỏe và nhu cầu cá nhân của mình.

Khi tầm soát ung thư vú, người bệnh có thể sẽ gặp một số tác dụng phụ không mong muốn

Đối tượng nên tầm soát ung thư vú

Không phải tất cả phụ nữ đều có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú giống nhau. Một số nhóm đối tượng sẽ có nguy cơ cao hơn và cần được ưu tiên tầm soát để phát hiện bệnh sớm. Cụ thể như sau: 

  • Phụ nữ ở độ tuổi sau 40 cần thực hiện khám tầm soát ung thư vú. Nên khám định kỳ tại các cơ sở y tế 6 tháng/lần, đồng thời chị em cũng nên thường xuyên thăm khám vú ngay tại nhà để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường. 
  • Tiền sử gia đình có người mắc ung thư vú, buồng trứng hoặc phúc mạc
  • Những người có xạ trị vào vùng ngực trước đây
  • Có kinh nguyệt sớm (trước năm 12 tuổi), mãn kinh muộn (sau 55 tuổi)
  • Thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai hoặc dùng Estrogen thay thế
  • Không có con hoặc sinh con đầu lòng sau 30 tuổi
  • Có lối sống không khoa học, chế độ ăn uống nhiều mỡ động vật, hút thuốc lá, uống rượu bia,…

Việc xác định đúng đối tượng cần tầm soát ung thư vú là bước quan trọng trong chiến lược phòng ngừa và điều trị bệnh. Điều này không chỉ giúp tập trung vào các nhóm đối tượng có nguy cơ cao, nâng cao khả năng điều trị bệnh mà còn giảm thiểu tác động của bệnh đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. 

Chủ động tìm hiểu và xin ý kiến từ bác sĩ có chuyên môn để tìm ra phương pháp tầm soát phù hợp

Trên đây là những chia sẻ của trung tâm phục hồi hệ bạch huyết Mani Healing Care về những ưu điểm và hạn chế của tầm soát ung thư vú. Mong từ bài viết này bạn sẽ hiểu rõ hơn về tầm soát ung thư vú và đưa ra được những lựa chọn phù hợp trong quy trình chăm sóc sức khỏe của mình. Nếu bạn còn có những câu hỏi chưa tìm được câu trả lời, hãy đặt lịch tư vấn với các chuyên gia của Mani Healing Care tại hotline 0868.06.2703 để được biết thêm chi tiết!

Trở lại đầu trang
096.7786.399